Trang chủ Cổ phiếu Hướng dẫn cách đọc bảng chứng khoán cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn cách đọc bảng chứng khoán cho người mới bắt đầu

4131
0
Chia sẻ
cach-doc-bang-chung-khoan

Việc bạn đọc – hiểu được bảng chứng khoán được coi là lớp học vỡ lòng, mọi nhà đầu tư đều phải biết đặc biệt người mới chơi. Mọi thông tin giao dịch, giá cổ phiếu hay đà lên xuống của thị trường đều hiển thị đầy đủ tại bảng chứng khoán.

Hướng dẫn cách đọc bảng chứng khoán cơ bản

1.Cột “Mã CK” hay gọi là mã chứng khoán

Cột mã chứng khoán chính là bảng tổng hợp mã giao dịch, chúng được sắp xếp từ A- Z. Mỗi đơn vị hoạt động hợp pháp, niêm yết rõ ràng sẽ nhận mã chứng khoán riêng biệt, được cấp từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Thường mã cấp này sẽ chính là tên viết tắt của đơn vị tham gia đăng ký.

Bạn cần tìm mã của bất kỳ công ty nào chỉ cần gõ chính xác mã chứng khoán tại mục “Nhập mã CK”.

2.Cột “TC“

Cột TC hay còn gọi là giá tham chiếu, chúng có màu vàng hiện trên bảng chứng khoán. Đây là con số giá để đủ điều kiện đóng cửa ngay chính giao dịch gấn sát nhất liền kề trước đó. Mức giá tham chiếu là căn cứ để bạn cho ra con số cho giá sàn và giá trần.

cach-doc-bang-chung-khoan

Cách đọc bảng chứng khoán cơ bản

3.Cột “Trần”

Cột trần chính là mức giá trần, chúng có màu tím trên bảng chứng khoán. Giá trần chính là mức giá thành tối đa cho phép bạn mua hay bán chứng khoản tại giao dịch cùng ngày.  Mức giá này có sự chênh lệch giữa các sàn khác nhau. Cụ thể là:

Sàn HOSE: Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu.

Sàn UPCOM giá trần là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu.

4.Cột “Sàn”

Giá sàn có màu xanh lam trên bảng chứng khoán, đây là mức thấp nhất cho bạn mua, bán giao dịch trong ngày. Tại các sàn chứng khoản, mức giá sàn có sự thay đổi rõ ràng:

Sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu;

Sàn UPCOM sẽ là mức giảm -15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu;

Bạn chỉ có thể thực hiện giao dịch mua bán nằm trong mức giá sàn, giá trần.Chú ý :

Màu xanh biểu thị cho mức giá cao hơn so với giá tham chiếu tuy nhiên chưa phải giá trần

Màu đỏ biểu thị cho mức giá thấp hơn giá tham chiếu tuy nhiên không phải giá sàn.

5.Cột “Tổng KL”

Đây là cột tổng khối lượng, mức cổ phiếu được phép giao dịch mỗi ngày. Thông tin cột cho bạn biết chính xác mức thanh khoản cổ phiếu.

cach-doc-bang-chung-khoan

Nhiều màu sắc khác nhau trên bảng chứng khoán

6.Cột “Bên mua”, “ Bên bán”

Cột bên mua cho bạn biết được 3 mứa giá mua, bán tốt cùng khối lượng có thể đặt tương ứng theo. Cụ thể:

Cột “Giá 1” và “KL 1”: Mức đặt mua cao nhất hay mức giá bán thấp nhất cùng khối lượng tương ứng. Tại đây lệnh đặt mua, bán được xếp hạng ưu tiên số 1

Cột “Giá 2” và “KL 2”: Mức đặt mua cao thứ 2 hay giá bán đứng thứ 2 cùng khối lượng tương ứng. Lệnh đặt mua, bán được xếp hạng ưu tiên số 2

Cột “Giá 3” và “KL 3”: Lệnh đặt mua hoặc bán xếp hạng ưu tiên số 3

Tuy nhiên khi nhận lệnh ATO hoặc ATC, các lệnh sẽ cho hiển thị tại cột “Giá 1” và “KL 1” của “Bên mua” và “Bên bán”

7.Cột “Khớp lệnh”

Đây là các cột thông tin liên quan đến “Giá”, “KL”, “+/-“. Ý nghĩa cụ thể:

Cột “+/-“ : Mức giá tăng hoặc giảm so với giá tham chiếu

Cột “KL”: Khối lượng cổ phiếu chuẩn khớp với giá

Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày

8.Cột “Giá”

Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá cao nhất”, “Giá thấp nhất” và “Giá TB”

Giá cao nhất: Mức giá khớp cao nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.

Giá thấp nhất: Mức giá khớp thấp nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại.

9.Cột “Dư mua / Dư bán”

Cột này biểu thị thông tin liên quan đến khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp. Khi giao dịch hoàn tất, cột Cột “Dư mua / Dư bán”cho bạn biết lượng cổ phiếu không thực hiện được còn tồn lại.

10.Cột “ĐTNN”

ĐTNN là cụm viết tắt của đầu tư nước ngoài. Đây là số cổ phiếu từ những nhà đầu tư nước ngoài thực hiện tại giao dịch trong ngày.

Việc biết cách đọc bảng chứng khoán cần có thời gian tìm hiểu. Tuy nhiên trước tiên bạn cần biết chứng khoán là gì hoặc tìm hiểu kinh nghiệm đầu tư ngắn hạn cho người chơi mới. Với thông tin chia sẻ đó bạn biết hiểu rõ hơn về chứng khoán, đưa ra chiến lược đầu tư cụ thể cho mình.

Bình luận
Rate this post