Chứng khoán cơ sở là gì? Điều gì để phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh? Cùng SHBS tìm hiểu một số thông tin căn bản về chứng khoán cơ sở sau đây nhé!
Nội dung tóm tắt
1. Chứng khoán cơ sở là gì? Bản chất của chứng khoán cơ sở
Chứng khoán cơ sở là gì? Là cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam phải thuộc chỉ số VN30 hoặc HNX30, hoặc các chỉ số tương đương thay thế; đồng thời, giá trị vốn hóa hàng ngày bình quân trong 6 tháng gần nhất tính đến ngày chốt dữ liệu xem xét từ 5000 tỷ đồng trở lên.
Trên đây là khái niệm của chứng khoán cơ sở, đồng thời cũng chính là bản chất của chứng khoán cơ sở, là điều kiện bắt buộc để có chứng khoán cơ sở.
2. Phân biệt chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở
Khái niệm chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh được hiểu là một công cụ tài chính, trong đó giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều loại tài sản cơ sở. Chứng khoán phái sinh có dạng hợp đồng tài chính, trong đó quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng với việc thanh toán, chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
Phân biệt chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở
- Thị trường giao dịch
Chứng khoán phái sinh giao dịch tại thị trường phái sinh, mang các ưu điểm hỗ trợ thanh khoản cho thị trường cơ sở. Điển hình là việc cho phép nhà đầu tư tận dụng các lợi thế về đòn bẩy, giao dịch, bù trừ nhanh chóng, không giới hạn việc nắm giữ. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể liên tục dự đoán xu thế thị trường.
Trong khi đó, chứng khoán cơ sở giao dịch trong thị trường giao ngay, mang tính tức thời, không được phép thay đổi hay lựa chọn.
- Số lượng phát hành/niêm yết và bán khống chứng khoán
Chứng khoán phái sinh cho phép số lượng phát hành, niêm yết thoải mái, tự do, không giới hạn. Về giới hạn vị thế của chứng khoán phái sinh, đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp là 20.000 vị thế/tài khoản, nhà đầu tổ chức là 10.000 vị thế và nhà đầu tư cá nhân là 5.000 vị thế.
Tuy nhiên, ngược lại điều này, chứng khoán cơ sở kiểm soát chặt chẽ số lượng và phụ thuộc vào tổ chức phát hành, khống chế thị trường giao dịch. Một số thị trường sẽ không được phép mua bán chứng khoán cơ sở.
- Số tiền cần để giao dịch
Số tiền cần để giao dịch chỉ là một phần giá trị chứng khoán phái sinh trong khi chứng khoán cơ sở là bằng tổng giá trị chứng khoán muốn mua. Lợi thế đòn bẩy là một đặc điểm khác biệt của chứng khoán phái sinh đối với các chứng khoán cơ sở.
Về cơ bản, khi tham gia giao dịch Hợp đồng tương lai, nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra một khoản tiền (Ký quỹ) có giá trị nhỏ hơn giá trị của hợp đồng mà nhà đầu tư muốn tham gia (giá trị hợp đồng). Hiện tại quy chế ký quỹ trên thị trường chứng khoán phái sinh là 80% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu nhưng trước mắt, để đảm bảo sự an toàn là cao nhất, tỷ lệ ký quỹ áp dụng là 100% bằng tiền mặt.
- Thời điểm thanh toán, chuyển giao
Thời điểm thanh toán của chứng khoán phái sinh là trong tương lai trong khi chứng khoán cơ sở là ngay sau giao dịch. Trong thị trường chứng khoán phái sinh, tháng đáo hạn là tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo.
Chứng khoán phái sinh dù là thành viên “sinh sau đẻ muộn”, tuy vậy, không vì thế mà kém cạnh, lép vế trước các thị loại chứng khoán khác trên thị trường. Không những thế, nó còn có vẻ chiếm ưu thế vượt trội so với chứng khoán cơ sở.
Tuy nhiên, trong đầu tư chứng khoán, không ai dám chắc một điều gì trong tương lai. Vì vậy, các nhà đầu tư cần có chiến lược hoạch định đúng đắn, suy xét từng đường đi nước bước, chộp giật thời cơ, biến nguy thành an hoặc mang về dòng tiền đẻ ra tiền không ngừng nghỉ.
Chắc hẳn với các thông tin trên, người đọc đã hiểu rõ chứng khoán cơ sở là gì và có những căn cứ nhất định để lựa chọn đầu tư chứng khoán cơ sở hay chứng khoán phái sinh. Chúc các bạn có những lựa chọn đúng đắn!