Ngân hàng 0 đồng xuất hiện trong những năm gần đây, nhưng không phải ai cũng hiểu hết khái niệm ngân hàng 0 đồng là gì? Tại sao lại có những cái tên như vậy. Thông tin cụ thể sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tham khảo.
Nội dung tóm tắt
1. Ngân hàng 0 đồng là gì?
Ngân hàng 0 đồng là cụm từ chỉ ra những ngân hàng hoạt động kém, bị nợ xấu, âm vốn và không thể tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong thời gian ngắn được.
Nhiều người nhầm lẫn rằng, ngân hàng 0 đồng là những ngân hàng bị ngân hàng Nhà nước Việt Nam thu mua lại với giá 0 đồng. Đây là suy nghĩ sai lệch hoàn toàn, thực tế ngân hàng Nhà nước không mua lại những ngân hàng đó. Mà là mua toàn bộ cổ phiếu của các cổ đông trong ngân hàng với giá 0 đồng vì âm vốn chủ sở hữu.
>>> Bạn có biết: Trái phiếu và cổ phiếu là gì? Trái phiếu khác cổ phiếu ở điểm gì?
2. Tại sao Ngân hàng Nhà nước mua lại cổ phiếu với giá 0 đồng?
Với những thông tin trên, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc “Tại sao Ngân hàng Nhà nước mua lại cổ phiếu của các ngân hàng bị nợ xấu với giá 0 đồng? Liệu rằng những ngân hàng 0 đồng đó có bị lỗ vốn không?”
Thực tế, trước khi quyết định mua lại toàn bộ cổ phần của Ngân hàng 0 đồng thì Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện định giá những ngân hàng đó.
Đa số những ngân hàng đò đều đang phải nợ xấu gấp 2 – 3 lần số vốn hiện có. Bởi vậy, giá trị ngân hàng thời điểm đó chỉ bằng 0 đồng, giá trị cổ phiếu hiện có cũng là con số 0 mà thôi. Đó là lý do mà mua lại cổ phiếu những ngân hàng này với giá 0 đồng hoàn toàn hợp lý và đúng với quy định của pháp luật.
3. Mua lại Ngân hàng 0 đồng có mục đích gì?
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh Thanh tra Cơ quan giám sát ngân hàng cho biết: “ Việc mua lại các ngân hàng 0 đồng nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người gửi tiền và cũng là đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam”.
Bởi những ngân hàng 0 đồng đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ, với tình trạng nợ xấu lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Điều đó khiến cho lợi ích của khách hàng gửi tiền tại các ngân hàng 0 đồng đang bị đe dọa.
Việc mua lại cổ phần của các ngân hàng 0 đồng gây ra những rủi ro cho nhà nước. Nhưng trước mắt thì đây là cách đảm bảo quyền lợi cho khách hàng tốt nhất, tất cả số tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tại nhưng ngân hàng đang bị nợ xấu đều sẽ được giữ nguyên vẹn.
Không chỉ vậy, khi mua cổ phần tại những ngân hàng hoạt động kém thì những ngân hàng này đều được cho thời gian 2 năm để phục hồi. Tuy nhiên, họ vẫn không khá hơn và không thể nào vực dậy được.
Cách nhanh nhất và giải quyết triệt để nhằm đảm bảo hồi phục kinh tế, quyền lợi tốt nhất cho khách hàng đó là mua lại toàn bộ cổ phần của những ngân hàng này.
4. Những ngân hàng 0 đồng tại Việt Nam hiện nay
Tính đến nay, Việt Nam chỉ có duy nhất 3 ngân hàng trong hệ thống lọt vào danh sách những ngân hàng 0 đồng, bao gồm:
4.1. Ngân hàng Xây dựng – CB Bank
Tên đầu tiên trong danh sách ngân hàng 0 đồng chính là Ngân hàng Xây dựng CB Bank. Từ thời điểm năm 2012 thì CB Bank đã nằm trong top 9 ngân hàng hoạt động kém nhất Việt Nam và lỗ lũy kế lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Cơ hội vực dậy của ngân hàng này là cực kỳ khó.
Nhận thấy tình thế khó khăn, ngân hàng nhà nước đã chính thức mua lại toàn bộ cổ phần của Ngân hàng Xây dựng với mức giá 0 đồng từ ngày 02/02/3015, trong đó có cổ phần của Ngân hàng Agribank.
>>> Bạn có biết: Bảo lãnh ngân hàng là gì? Thủ tục và quy trình bảo lãnh ngân hàng
4.2. Ngân hàng Đại Dương – Oceanbank
Ngân hàng Oceanbank lọt vào danh sách ngân hàng 0 đồng từ ngày 25/04/2015. Tuy nhiên, sự yếu kém, bất ổn và những sai phạm trong kinh doanh của ngân hàng này bắt đầu từ thời điểm năm 2011.
Khi đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn tạo điều kiện và cơ hội khắc phục được lỗi sai của mình. Tuy nhiên, ngược lại so với mong đợi, Oceanbank không thể khắc phục được những bất ổn đó mà càng lún sâu vào những sai phạm.
Để đảm bảo tính ổn định của hệ thống ngân hàng thì ngân hàng nhà nước đã mua lại toàn bộ cổ phần của ngân hàng Oceanbank với mức giá 0 đồng.
4.3. Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu – GP Bank
Ngày 07/07/2015, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu là cái tên thứ 3 được Ngân hàng Nhà nước mua lại toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng.
Cách đó không lâu, vào khoảng tháng 4/2015, trong Báo cáo tài chính cho biết về tình hình hoạt động kinh doanh yếu kém của ngân hàng GP Bank báo lỗ lũy kế lên tới 13 nghìn tỷ đồng. Đây là ngân hàng bị âm cao nhất trong số các ngân hàng 0 đồng, bên cạnh đó thì chủ sở hữu cũng âm hơn 9 nghìn tỷ đồng.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng đồng thời ngăn chặn rủi ro từ ngân hàng GP Bank, Ngân hàng Nhà nước hiện đã mua hết cổ phần ngân hàng đó. Trong đó gồm cả cổ phần của Công ty Quản lý quỹ đầu tư FPT, Chủ tịch, Phó Chủ tịch của GP Bank đồng thời đã bị bắt.
Với những thông tin giải đáp về Ngân hàng 0 đồng là gì trên đây hi vọng sẽ giúp bạn đọc nắm được tin tức hữu ích. Đồng thời theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật những thông tin quan trọng khác. Chúc bạn thành công!