Trang chủ Ngân hàng Ngân hàng giải ngân là gì? Quy trình giải ngân ngân hàng

Ngân hàng giải ngân là gì? Quy trình giải ngân ngân hàng

152
0
Chia sẻ
Chuẩn bị đủ hồ sơ để sớm được giải ngân ngân hàng
Chuẩn bị đủ hồ sơ để sớm được giải ngân ngân hàng

Ngân hàng giải ngân là gì? Quy trình giải ngân của ngân hàng như thế nào? Các bạn hãy cùng tìm hiểu thông tin trong chuyên mục bài viết dưới đây nhé.

Nội dung tóm tắt

1. Ngân hàng giải ngân là gì?

1.1. Khái niệm ngân hàng giải ngân

Giải ngân ngân hàng là hoạt động chi tiền, bên giải ngân sẽ cung cấp khoản tiền theo yêu cầu của bên được giải ngân.

Ngân hàng giải ngân tiền cho khách hàng
Ngân hàng giải ngân tiền cho khách hàng

Giải ngân là thuật ngữ chuyên sử dụng trong lĩnh vực tài chính, cụ thể là ngân hàng và dịch vụ tín dụng.

1.2. Giải ngân trong vay vốn là gì?

Với hoạt động vay vốn thì giải ngân cũng được xem là hoạt động xuất tiền của bên cho vay là những ngân hàng, tổ chức tín dụng cho người vay (cụ thể là cá nhân hay tổ chức) theo quy định trong hợp đồng vay vốn của hai bên.

Dựa vào thỏa thuận hai bên mà tiền sẽ được giải ngân thành một hoặc nhiều lần.

>>> Bạn có biết: Điểm danh những ngân hàng uy tín nhất trên thế giới

2. Quy trình ngân hàng giải ngân khi đi vay vốn

Khi vay tiền thì khách hàng thường sẽ trải qua quy trình để được giải ngân khoản vay. Các bạn hãy tìm hiểu các bước dưới đây nhé.

  • Bước 1: Khách hàng đăng ký thông tin vay

Khách hàng cần phải cung cấp những thông tin cơ bản với bên đơn vị cho vay bao gồm: Họ tên, tuổi tác, nơi sinh, nghề nghiệp, lựa chọn gói vay, thông tin liên hệ với nhân thân … Có thể thêm những thông tin tùy ý theo yêu cầu của bên cho vay.

  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay

Với từng gói vay khách hàng chọn thì bạn hãy chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ khác nhau nhằm cung cấp cho đơn vị vay để được xem xét duyệt vay.

  • Bước 3: Thẩm định hồ sơ và duyệt vay

Bên cho vay tiến hành thẩm định hồ sơ, thẩm định về nhà ở, nơi làm việc để xác thực thông tin khách hàng, đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng và khách hàng sẽ có  đủ điều kiện được duyệt vay không.

  • Bước 4: Phê duyệt đơn vay

Bên cho vay sau khi thẩm định tài sản sẽ xem xét để quyết định phê duyệt khoản vay đồng thời thông báo thông tin cho khách hàng. Hai bên sẽ phải tiến hành lập hồ sơ vay vốn và ký kết đồng thuận.

  • Bước 5: Giải ngân khoản vay

Khi được phê duyệt hồ sơ vay và có đồng thuận từ 2 bên thì bên cho vay sẽ tiến hành giải ngân khoản vay cho khách hàng. Thường thì tiền vẫn sẽ giải ngân qua tài khoản ngân hàng online và có rất ít đơn vị vay giải ngân tiền mặt cho khách hàng.

3. Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục giải ngân ngân hàng?

3.1. Hồ sơ giải ngân vay tín chấp

Hình thức vay tín chấp là không cần thế chấp tài sản, người vay chỉ cần chứng minh uy tín qua những loại giấy tờ tín chấp để các đơn vị vay tin tưởng hỗ trợ duyệt khoản vay và giải ngân.

Chuẩn bị đủ hồ sơ để sớm được giải ngân ngân hàng
Chuẩn bị đủ hồ sơ để sớm được giải ngân ngân hàng

Để được hỗ trợ giải ngân, khách hàng vay tín chấp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ vay gồm những giấy tờ dưới đây:

– Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu có sẵn

– Giấy giới thiệu (nếu có)

– Bản sao CMND/hộ chiếu/thẻ căn cước kèm bản gốc đối chứng

– Bản sao sổ hộ khẩu kèm bản gốc đối chứng

– Giấy tờ tín chấp đáp ứng từng hình thức vay:

  • Vay theo lương: Bảng lương/Giấy xác nhận lương/Sao kê lương/Hợp đồng lao động
  • Vay theo đăng ký xe máy: Giấy đăng ký xe máy bản gốc
  • Vay theo đăng ký xe ô tô: Giấy đăng ký xe ô tô bản gốc
  • Vay theo hóa đơn điện nước: Hóa đơn điện/nước 3 tháng liền kề gần nhất, giá trị hóa đơn 300.000đ/hóa đơn
  • Vay theo sổ bảo hiểm nhân thọ: Bản sao sổ bảo hiểm và hóa đơn đóng phí bảo 3 tháng gần nhất
  • Vay theo sổ hộ khẩu: Sổ hộ khẩu bản gốc
  • Vay tín chấp kinh doanh: Giấy phép kinh doanh/Giấy xác nhận kinh doanh bản gốc

>>> Bạn có biết: Tổng hợp các ngân hàng 100 vốn nước ngoài tại Việt Nam

3.2. Quy trình giải ngân khi vay thế chấp

Vay thế chấp là vay vốn có sự thế chấp tài sản hiện hữu để được hỗ trợ vay vốn. Tuy nhiên bạn phải có tài sản đảm bảo thì mức vay lãi suất thấp hơn nhiều so với hình thức vay tín chấp đó nhé.

Các ngân hàng hiện nay được xem là địa chỉ cho vay thế chấp phổ biến với nhu cầu: vay xây nhà, vay kinh doanh, xây sửa nhà, vay du học…

Chuẩn bị hồ sơ cho khách hàng như thế nào để được giải ngân khi vay thế chấp?

– Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu có sẵn

– Giấy giới thiệu (nếu có)

– Hồ sơ pháp lý

  • Giấy CMND/hộ chiếu/thẻ căn cước
  • Sổ hộ khẩu/KT3
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

– Hồ sơ tài chính

Trong đó bao gồm những loại giấy tờ chứng minh thu nhập của khách hàng tương đương với khả năng trả nợ bao gồm: Bảng lương/sao kê lương/HĐLĐ hoặc sao kê tài khoản ngân hàng…

– Hồ sơ chứng minh mục đích vay

Khách hàng cần vay vốn nhằm phục vụ mục đích gì? Cung cấp giấy tờ chứng minh mục đích vay bao gồm: Hợp đồng mua bán, bản kế hoạch kinh doanh, hóa đơn thanh toán,hóa đơn xây sửa nhà, giấy gọi nhập học (vay du học), hợp đồng đặt cọc…

– Hồ sơ tài sản đảm bảo

Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo bao gồm: Sổ đỏ, sổ hồng, giấy đăng ký xe ô tô…

Bài viết trên đây giải đáp thông tin về ngân hàng giải ngân là gì? Quy trình giải ngân của ngân hàng như thế nào? Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác nhé.

Bình luận
Rate this post