Trang chủ Cổ phiếu 3 công thức định giá cổ phiếu Benjamin Graham chuẩn nhất

3 công thức định giá cổ phiếu Benjamin Graham chuẩn nhất

7763
0
Chia sẻ
cong-thuc-dinh-gia-co-phieu-Benjamin Graham

Benjamin Graham là người tìm kiếm ra phương pháp đầu tư giá trị. Ông đã cho ra 3 công thức chuyên về định giá cổ phiếu và hiện vẫn còn được áp dụng rộng rãi. Cùng đi tìm hiểu công thức đó là gì? Hiệu quả của chúng ra sao?

Nội dung tóm tắt

Nguyên tắc đầu tư giá trị

Nguyên tắc đầu tiên cần nhớ về đầu tư giá trị chính là biên an toàn. Bạn sẽ phải canh giá để mua được giá cổ phiếu thấ hơn mức giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm đó. Hiểu đơn giản, nhờ cách tính toán thông minh, cẩn thân của nhà đầu tư cần mua được cổ phiếu giá trị 10 đồng với giá 5 đồng.

Tuy nhiên 2 vấn đề khó khăn thường gặp ở các nhà đầu tư:

Không thực sự hiểu và biết được giá trị thực cổ phiếu mình đầu tư là bao nhiêu? Tuy nhiên vấn đề quan trọng đầu tiên phải biết cách đọc bảng chứng khoán, làm chủ được sân chơi chứng khoán mình muốn tham gia.

Không bình tĩnh để giữ vững lập trường.  Dù cổ phiếu đó chỉ có giá trị 10 đồng nhưng vì đang hot, đang tạo ra cơn sốt trên thị trường mà bạn ôm vào với giá 15 đồng, đây là điều không nên. Có thể hiểu bạn đang dính vào hiện tượng Bong bóng cổ phiếu.

nha-dau-tu-tai-ba-Benjamin Graham

Nhà đầu tư tài ba Benjamin Graham

Tổng hợp 3 công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham

1. Công thức định giá 1

Value = EPS x (8.5 +2g)

Value: Thể hiện giá trị thực cần được tính

EPS: Tổng mức thu nhập cho mỗi cổ phần của 12 tháng.

8,5: Hằng số tỷ lệ PE cho doanh nghiệp cùng mức tăng trưởng 0%

g: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dài hạn khoảng 5 đến 10 năm của doanh nghiệp.

2. Công thức định giá 2

V = EPS x (8.5 + 2g) x 4.4 / y

Value – EPS – 8,5­ – g: Ký hiệu có ý nghĩa tương tự công thức 1

4: Mức tỷ lệ lãi suất thấp nhất cần đạt. Tỷ lệ phi rủi ro là 4,4% vào khoảng năm 1962, khi mô hình này được giới thiệu

Y: Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp AAA 20 năm hiện tại.

3. Công thức định giá 3

Value = (22.5 X EPS X BVPS) ^ (½)

BVPS: Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu

Ví dụ cụ thể để bạn đọc dễ hiểu hơn:

Cổ Phiếu A có các thông số sau:

EPS = 5.000 đồng (Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu là 5.000 đồng)

G = 7%/năm (Mức trung bình khoảng 5 đến 10 năm là 7%)

Y = 6 (Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp)

BVPS = 40.000 đồng (Cổ phiếu có giá trị trên sổ sách)

Khi đó:

Theo công thức 1: Value1 = EPS x (8.5 +2g) = 5.000 X (8.5 + 2×7) = 112.500 đồng

Theo công thức 2: Value2 = EPS x (8.5 + 2g) x 4.4/ Y = [ 5000 X (8.5 + 2×7) X 4.4] / 6 = 82.500 đồng

Theo công thức 3: Value3= (22.5 X EPS X BVPS) ^ ( ½) = (22.5 X 5.000 X 40.000)^(1/2) = 67.000 đồng

Dễ dàng thấy được kết quả qua cách tính 3 công thức riêng biệt.

su-dung- 3- cong-thuc-cua-Benjamin Graham-dinh-gia-co-phieu

Sử dụng 3 công thức của Benjamin Graham định giá cổ phiếu

Một số lưu ý khi dùng công thức định giá của Benjamin Graham

Trong công thức tính định giá theo Benjamin Graham bao gồm 2 biến cùng 2 số có độ biến động cao gồm EPS & G. Để tính toán chính xác với công thức này bạn phải xử lý được vấn đề nêu trên. Vậy làm cách nào khi có biến số thay đổi như vậy?

EPS là biến số có sự biến động lớn nhất, dễ bị thay đổi do đó bạn chỉ nên áp dụng cho công ty có tính ổn định cao. Bạn cũng có thể dùng để tính lãi trung bình của 5 năm quá khứ để giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.

G: Biểu thị cho tốc độ tăng trưởng trong thời gian từ 5 đến 10 năm. Do đó việc tính ra chính xác con số cho G không phải đơn giản, bạn có thể tham khảo ở nhiều bài chia sẻ để hiểu rõ hơn giúp việc tính toán chuẩn nhất.

Việc bạn áp dụng công thức để tính định giá Benjamin Graham có thể coi là màng lọc cổ phiếu cơ bản đầu tiên. Tiếp đến bạn có thể dựa theo tiêu chí định giá cổ phiếu khác của Benjamin Graham cũng như từ chính đánh giá chủ quan của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về lãi suất kép trong đầu tư chứng khoán để áp dụng công thức định giá chính xác hơn.

Công thức tính định giá của Benjamin Graham hiện vẫn được rất nhiều nhà đầu tư áp dụng, khẳng định được tính chính xác của chúng. Hy vọng với thông tin chia sẻ cơ bản trên giúp bạn tìm được cách tính toán phù hợp nhất cho màn đầu tư của mình.

Bình luận
Rate this post